Tag Archives: Báo giá Tấm Inox 304

Không chỉ Việt Nam, thế giới cũng “sợ hãi” trước thép Trung Quốc

Kinhtedothi – Làn sóng thép giá rẻ Trung Quốc không chỉ khiến ngành thép Việt Nam mà ngay cả các cường quốc trong lĩnh vực này như Anh, Đức vô cùng lo ngại.

Thép Trung Quốc xâm chiếm châu Âu
Theo số liệu mới được Tổng cục Hải quan công bố, trong 3 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 4,7 triệu tấn thép, tăng tới 64,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, chỉ tính riêng nguồn nhập Trung Quốc đã chiếm 2,9 triệu tấn và tăng tới 70,5% so với cùng thời điểm này vào năm 2015. Nhìn rộng ra, chỉ trong quý 1/2016, số thép được đưa về từ quốc gia này đã bằng 1/5 tổng lượng nhập khẩu của cả năm 2015 (khoảng 15 triệu tấn).

Giá rẻ là lợi thế độc tôn của thép Trung Quốc

inox-210 inox 316 inox 304 inox 430

Giá rẻ là lợi thế độc tôn của thép Trung Quốc (Ảnh minh họa)

Trên thực tế mọi năm, quý đầu tiên bao giờ cũng là lúc các công trình xây dựng, dự án nhà ở ít khởi công hoặc triển khai chậm do vướng vào thời gian nghỉ tết kéo dài. Nhưng như vậy mà lượng thép nhập khẩu đã tăng đột biến, vì thế nhiều khả năng trong những tháng tiếp theo con số này sẽ còn tiếp tục tăng mạnh hơn. Chính vì thế, Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) đã bày tỏ lo ngại, với tốc độ nhập khẩu như hiện nay, Việt Nam có nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ cho thép Trung Quốc.
Những lo ngại trên không chỉ là của riêng Việt Nam, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang “đau đầu” bởi vấn nạn thép Trung Quốc giá rẻ. Mới đây nhất, Anh đã bày tỏ quan ngại ở cấp ngoại giao về cuộc khủng hoảng thừa trong ngành thép và đề nghị Trung Quốc giảm sản lượng xuất khẩu sang nước này. Những tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Tập đoàn Thép lớn thứ 6 thế giới Tata (Ấn Độ) muốn rút lui khỏi Anh do không thể cạnh tranh với thép Trung Quốc.
Nếu Tata rời khỏi Anh, sẽ có hàng chục nghìn lao động nước này mất việc cũng như vị thế của ngành công nghiệp thép Xứ sở Sương mù chắc chắn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hồi đầu năm 2016, chỉ riêng việc Tata cải tổ hoạt động tại nhà máy Port Talbot (xứ Wales) đã khiến hơn 1.000 công nhân ra đường. Tuy nhiên từ đó đến nay tình trạng khó khăn của nhà máy này vẫn không được cải thiện.
Trong khi đó, vào ngày 11/4 vừa qua, hơn 45.000 công nhân làm việc trong ngành thép của Đức đã xuống đường biểu tình nhằm yêu cầu giới chức có thêm các biện pháp nhằm ngăn chặn nguồn thép giá rẻ Trung Quốc đang ùn ùn đổ vào nước này. Hiện tại, số phận của 3,5 triệu lao động làm việc trong các lĩnh vực và dịch vụ liên quan tới ngành thép ở Đức đang bị đe dọa nghiêm trọng nếu tình trạng trên vẫn tiếp tục kéo dài.
Vấn nạn thép Trung Quốc còn lan tới cả Liên minh châu Âu (EU) khi Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Jean-Claude Junker cho biết EU đang điều tra khả năng các nhà sản xuất thép Trung Quốc bán phá giá tại thị trường châu Âu và sẽ có những biện pháp trừng phạt trong trường hợp cần thiết. Hồi tháng 2 vừa qua, EC đã mở 3 cuộc điều tra tương tự và đánh thuế đối với 2 sản phẩm thép của Trung Quốc.
Việc ngăn chặn làn sóng thép giá rẻ không chỉ là vấn đề với nhiều quốc gia trên thế giới mà ngay cả với Trung Quốc, để thu hẹp nguồn xuất khẩu sản phẩm này cũng không hề dễ dàng. Hiện tại, năng lực sản xuất thép của Trung Quốc đạt khoảng hơn 1 tỷ tấn, trong khi đó nhu cầu nội địa lại đang ở mức dư thừa, chính vì vậy nước này không còn cách nào khác là bắt buộc phải tăng lượng xuất khẩu. Năm 2015, Trung Quốc đã xuất khẩu 110 triệu tấn thép , cao gấp 10 lần so với sản lượng thép của nước Anh và dự kiến trong những năm tiếp theo con số này sẽ tiếp tục tăng nữa.
Hết tự vệ, thép Việt đi về đâu ?
Nhằm bảo vệ ngành thép trong nước, hồi đầu tháng 3/2016, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu. Ngay sau đó, thị trường đã có nhiều phản ứng tích cực, phôi thép đang có giá chào bán 8,1 – 8,3 triệu đồng/tấn , còn thép thành phẩm là 9,3-10,2 triệu đồng/tấn. Các con số này đều tăng mạnh so với trước kỳ nghỉ tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, biện pháp tự vệ tạm thời này chỉ có hiệu lực đến hết ngày 7/10/2016, sau thời điểm đó tương lai của ngành thép Việt Nam sẽ thế nào vẫn đang là câu hỏi chưa thể trả lời. Sẽ phải đối xử với thép Trung Quốc như thế nào khi đây không chỉ là quốc gia xuất khẩu phôi lớn nhất thế giới và cũng đứng thứ hai về nhập khẩu thép thành phẩm chỉ sau Mỹ ?
Theo một số chuyên gia trong ngành thép, không chỉ là hiện tại mà kể cả sau thời điểm 7/10 tới, nếu tiếp tục áp thuế tự vệ lên phôi thép, điều này sẽ mang lại lợi ích cho nhiều DN trong nước có cả hai mô hình luyện phôi thép cán nóng và sản xuất, có thể kể đến như Việt Ý, Hòa Phát, Pomina … Nhưng ngược lại, rất nhiều công ty chỉ sản xuất và phân phối thép sẽ phải chịu ảnh hưởng do giá tăng như Tôn Hoa Sen, Đông Á, Nam Kim …
Mặc dù vậy, ngay cả khi áp dụng phòng vệ cho phôi thép Việt Nam thì sản phẩm này cũng rất khó để địch lại với đối thủ đến từ Trung Quốc. Riêng về lĩnh vực này, phía Trung Quốc đang vượt trội toàn diện về cả chính sách hỗ trợ từ Chính phủ cho ngành thép cũng như công nghệ sản xuất đều hiện đại và có quy mô lớn hơn Việt Nam gấp nhiều lần. Hiện tại, giá thành phôi thép Trung Quốc đang thấp hơn của Việt Nam khoảng 20% – 40%.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc, dù có áp mức thuế tự vệ cỡ nào đi chăng nữa thì DN trong nước vẫn sẽ lựa chọn phôi thép có giá thấp hơn mà không cần quan tâm tới nguồn gốc xuất xứ. Ngay cả khi nếu muốn mua phôi của DN trong nước cũng không hề dễ dàng, bởi năng lực sản xuất sản phẩm này của hầu hết các DN chỉ đáp ứng được đủ nhu cầu của chính họ. Bên cạnh đó, việc sản xuất phôi cũng yêu cầu vốn lớn cùng rủi ro cao, chính vì vậy sẽ rất khó có DN nào sẵn sàng đứng ra phân phối sản phẩm này cho thị trường trong nước.
Cũng theo một thống kê mới đây của Công ty Chứng khoán Thiên Việt, những DN thép có lợi nhuận và doanh thu bền vững đều thuộc về các tên tuổi chủ yếu chỉ thực hiện khâu sản xuất thành phẩm như Tôn Hoa Sen, Nam Kim, Hòa Phát … Trong khi đó những DN phụ thuộc vào sản xuất phôi như Việt Ý, Ponima … đều phải chịu nhưng giai đoạn làm ăn thua lỗ.
Chính bởi vậy, khi nhận định về tương lai của ngành thép Việt Nam, nhiều DN cho rằng việc tăng cường sản xuất để phục vụ nhu cầu trong nước cũng như gia công để xuất khẩu là hướng đi thích hợp nhất để tối ưu hóa lợi nhuận.
Tuy nhiên các hướng đi này cũng không thực sự sáng lạn khi thép được DN trong nước làm ra cũng chỉ loanh quanh phục vụ thị trường nội địa và một số ít ỏi các quốc gia lân cận ở khu vực châu Á chứ chưa xâm nhập được các quốc gia quan trọng như Mỹ hoặc châu Âu. Không chỉ thế, mỗi khi tiến ra quốc tế, dù vào bất cứ thị trường nào, các DN Việt lại phải đối diện với đối thủ quá lớn là Trung Quốc. Và cách nào để đánh đổ “gã khổng lồ” này vẫn chưa có lời giải.

Theo Kinh Tế Đô Thị

Nguồn: http://www.kinhtedothi.vn/kinh-te/2016/04/81033629/khong-chi-viet-nam-the-gioi-cung-so-hai-truoc-thep-trung-quoc/

Inox 201, Cuộn inox 201, Tấm inox 201, cuon inox 201, tam inox 201, gia cuon inox 201, gia tam inox 201

Inox 304, Cuộn inox 304, Tấm inox 304, cuon inox 304, tam inox 304, gia cuon inox 304, gia tam inox 304

Inox 316, Cuộn inox 316, Tấm inox 316, cuon inox 316, tam inox 316, gia cuon inox 316, gia tam inox 316

Inox 430, Cuộn inox 430, Tấm inox 430, cuon inox 430, tam inox 430, gia cuon inox 430, gia tam inox 430

Gia công inox 201, inox 304, inox 316, inox 430, tấm inox 201, tấm inox 304, tấm inox 316, tấm inox 430,

cuộn inox 201, cuộn inox 304, cuộn inox 316, cuộn inox 430

Inox là gì

Thép không gỉ hay còn gọi là inox (i-nốc, bắt nguồn từ tiếng Pháp: inox) là một dạng hợp kim của sắt chứa tối thiểu 10,5% crôm. Nó ít bị biến màu hay bị ăn mòn như thép thông thường khác.

Lịch sử
Thép không gỉ gắn liền với tên tuổi của một chuyên gia ngành thép người Anh là ông Harry Brearley. Khi vào năm 1913, ông đã sáng chế ra một loại thép đặc biệt có khả năng chịu mài mòn cao, bằng việc giảm hàm lượng carbon xuống và cho crôm vào trong thành phần thép (0.24% C và 12.8% Cr).
Sau đó hãng thép Krupp ở Đức tiếp tục cải tiến loại thép này bằng việc cho thêm nguyên tố niken vào thép để tăng khả năng chống ăn mòn axit và làm mềm hơn để dễ gia công. Trên cơ sở hai phát minh này mà 2 loại mác thép 400 và 300 ra đời ngay trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sau chiến tranh, những năm 20 của thế kỷ 20, một chuyên gia ngành thép người Anh là ông W. H Hatfield tiếp tục nghiên cứu, phát triển các ý tưởng về thép không gỉ. Bằng việc kết hợp các tỉ lệ khác nhau giữa ni ken và crôm trong thành phần thép, ông đã cho ra đời một loại thép không gỉ mới 18/8 với tỉ lệ 8% Ni và 18% Cr, chính là mác thép 304 quen thuộc ngày nay. Ông cũng là người phát minh ra loại thép 321 bằng cách cho thêm thành phần titan vào thép có tỉ lệ 18/8 nói trên.
Trải qua gần một thế kỷ ra đời và phát triển, ngày nay thép không gỉ đã được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực dân dụng và công nghiệp với hơn 100 mác thép khác nhau.
Trong ngành luyện kim, thuật ngữ thép không gỉ (inox) được dùng để chỉ một dạng hợp kim sắt chứa tối thiểu 10,5% crôm. Tên gọi là “thép không gỉ” nhưng thật ra nó chỉ là hợp kim của sắt không bị biến màu hay bị ăn mòn dễ dàng như là các loại thép thông thường khác. Vật liệu này cũng có thể gọi là thép chống ăn mòn. Thông thường, có nhiều cách khác nhau để ứng dụng inox cho những bề mặt khác nhau để tăng tuổi thọ của vật dụng. Trong đời sống, chúng xuất hiện ở khắp nơi như những lưỡi dao cắt hoặc dây đeo đồng hồ…
Thép không gỉ có khả năng chống sự ôxy hoá và ăn mòn rất cao, tuy nhiên sự lựa chọn đúng chủng loại và các thông số kỹ thuật của chúng để phù hợp vào từng trường hợp cụ thể là rất quan trọng.
Khả năng chống lại sự oxy hoá từ không khí xung quanh ở nhiệt độ thông thường của thép không gỉ có được nhờ vào tỷ lệ crôm có trong hợp kim (nhỏ nhất là 13% và có thể lên đến 26% trong trường hợp làm việc trong môi trường làm việc khắc nghiệt). Trạng thái bị oxy hoá của crôm thường là crôm ôxit(III). Khi crôm trong hợp kim thép tiếp xúc với không khí thì một lớp chrom III oxit rất mỏng xuất hiện trên bề mặt vật liệu; lớp này mỏng đến mức không thể thấy bằng mắt thường, có nghĩa là bề mặt kim loại vẫn sáng bóng. Tuy nhiên, chúng lại hoàn toàn không tác dụng với nước và không khí nên bảo vệ được lớp thép bên dưới. Hiện tượng này gọi là sự oxi hoá chống gỉ bằng kỹ thuật vật liệu. Có thể thấy hiện tượng này đối với một số kim loại khác như ở nhôm và kẽm.
Khi những vật thể làm bằng inox được liên kết lại với nhau với lực tác dụng như bu lông và đinh tán thì lớp ôxit của chúng có thể bị bay mất ngay tại các vị trí mà chúng liên kết với nhau. Khi tháo rời chúng ra thì có thể thấy các vị trí đó bị ăn mòn.
Niken cũng như mô-lip-đen và vanađi cũng có tính năng oxy hoá chống gỉ tương tự nhưng không được sử dụng rộng rãi.
Bên cạnh crôm, niken cũng như mô-lip-đen và ni tơ cũng có tính năng oxi hoá chống gỉ tương tự.
Niken (Ni) là thành phần thông dụng để tăng cường độ dẻo, dễ uốn, tính tạo hình của thép không gỉ. Mô-lip-đen (Mo) làm cho thép không gỉ có khả năng chịu ăn mòn cao trong môi trường axit. Ni tơ (N) tạo ra sự ổn định cho thép không gỉ ở nhiệt độ âm (môi trường lạnh).
Sự tham gia khác nhau của các thành phần crôm, niken, mô-lip-đen, ni tơ dẫn đến các cấu trúc tinh thể khác nhau tạo ra tính chất cơ lý khác nhau của thép không gỉ.

Phân loại

Có bốn loại thép không gỉ chính: Austenitic, Ferritic,Austenitic-Ferritic (Duplex), và Martensitic.

  1. Austenitic là loại thép không gỉ thông dụng nhất. Thuộc dòng này có thể kể ra các mác thép SUS 301, 304, 304L, 316, 316L, 321, 310s… Loại này có chứa tối thiểu 7% ni ken, 16% crôm, carbon (C) 0.08% max. Thành phần như vậy tạo ra cho loại thép này có khả năng chịu ăn mòn cao trong phạm vi nhiệt độ khá rộng, không bị nhiễm từ, mềm dẻo, dễ uốn, dễ hàn. Loai thép này được sử dụng nhiều để làm đồ gia dụng, bình chứa, ống công nghiệp, tàu thuyền công nghiệp, vỏ ngoài kiến trúc, các công trình xây dựng khác…
  2. Ferritic là loại thép không gỉ có tính chất cơ lý tương tự thép mềm, nhưng có khả năng chịu ăn mòn cao hơn thép mềm (thép carbon thấp). Thuộc dòng này có thể kể ra các mác thép SUS 430, 410, 409… Loại này có chứa khoảng 12% – 17% crôm. Loại này, với 12%Cr thường được ứng dụng nhiều trong kiến trúc. Loại có chứa khoảng 17%Cr được sử dụng để làm đồ gia dụng, nồi hơi, máy giặt, các kiến trúc trong nhà…
  3. Austenitic-Ferritic (Duplex) Đây là loại thép có tính chất “ở giữa” loại Ferritic và Austenitic có tên gọi chung là DUPLEX. Thuộc dòng này có thể kể ra LDX 2101, SAF 2304, 2205, 253MA. Loại thép duplex có chứa thành phần Ni ít hơn nhiều so với loại Austenitic. DUPLEX có đặc tính tiêu biểu là độ bền chịu lực cao và độ mềm dẻo được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp hoá dầu, sản xuất giấy, bột giấy, chế tạo tàu biển… Trong tình hình giá thép không gỉ leo thang do ni ken khan hiếm thì dòng DUPLEX đang ngày càng được ứng dụng nhiều hơn để thay thế cho một số mác thép thuộc dòng thép Austenitic như SUS 304, 304L, 316, 316L, 310s…
  4. Martensitic Loại này chứa khoảng 11% đến 13% Cr, có độ bền chịu lực và độ cứng tốt, chịu ăn mòn ở mức độ tương đối. Được sử dụng nhiều để chế tạo cánh tuabin, lưỡi dao…

Đặc tính của thép không gỉ
Các đặc tính của nhóm thép không gỉ có thể được nhìn dưới góc độ so sánh với họ thép carbon thấp. Về mặt chung nhất, thép không gỉ có:

  1. Tốc độ hóa bền rèn cao.
  2. Độ dẻo cao hơn.
  3. Độ cứng và độ bền cao hơn.
  4. Độ bền nóng cao hơn.
  5. Chống chịu ăn mòn cao hơn.
  6. Độ dẻo dai ở nhiệt độ thấp tốt hơn.
  7. Phản ứng từ kém hơn (chỉ với thép austenit).

Các cơ tính đó thực ra đúng cho họ thép austenit và có thể thay đổi khá nhiều đối với các mác thép và họ thép khác.
Các cơ tính đó liên quan đến các lĩnh vực ứng dụng thép không gỉ, nhưng cũng chịu ảnh hưởng của thiết bị và phương pháp chế tạo.

Phân loại theo tiêu chuẩn
Có nhiều biến thể về thép không gỉ và học viện gang thép Mỹ (AISI) trước đây quy định một số mác theo chuẩn thành phần, và vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi như ngày nay. Ngày nay, SAE và ASTM dựa theo chuẩn của AISI để quy định các mác thép của mình, được đánh chỉ số UNS là 1 kí tự + 5 chữ số đối với các mác thép mới. Phạm vi đánh chỉ đầy đủ nhất của những họ thép không gỉ được sử dụng trong Hiệp hội gang thép (ISS), và sổ tay SEA/ASTM về hệ chỉ số hợp nhất. Các mác thép nào đó khác không có chỉ số chuẩn, mà đang được sử dụng ở các quốc gia khác hoặc các quy định quốc tế, hoặc quy định đối với sản xuất chuyên biệt như các chuẩn về thép dây hàn.

Theo Wikipedia
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A9p_kh%C3%B4ng_g%E1%BB%89

Inox 201, Cuộn inox 201, Tấm inox 201, cuon inox 201, tam inox 201, gia cuon inox 201, gia tam inox 201

Inox 304, Cuộn inox 304, Tấm inox 304, cuon inox 304, tam inox 304, gia cuon inox 304, gia tam inox 304

Inox 316, Cuộn inox 316, Tấm inox 316, cuon inox 316, tam inox 316, gia cuon inox 316, gia tam inox 316

Inox 430, Cuộn inox 430, Tấm inox 430, cuon inox 430, tam inox 430, gia cuon inox 430, gia tam inox 430

Gia công inox 201, inox 304, inox 316, inox 430, tấm inox 201, tấm inox 304, tấm inox 316, tấm inox 430,
cuộn inox 201, cuộn inox 304, cuộn inox 316, cuộn inox 430

Sẽ kiểm tra gắt gao thép không gỉ cán nguội nhập khẩu

(TBKTSG Online) – Thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam từ ngày 24-4 sẽ bị kiểm tra gắt gao hồ sơ hải quan, sau khi mặt hàng này vừa được đưa vào danh mục hàng hóa rủi ro về xuất xứ trong xuất nhập khẩu.

Cụ thể, theo quyết định 817/QĐ-TCHQ về ban hành danh mục hàng hóa rủi ro về xuất xứ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu được Tổng cục Hải quan ban hành hôm 24-4, có hiệu lực từ ngày ký, thép không gỉ cán nguội (ở dạng cuộn hoặc tấm với độ dày nhỏ hơn hoặc bằng 3,5mm, được ủ hoặc được xử lý bằng phương pháp khác và ngâm hoặc được cạo gỉ để loại bỏ tạp chất dư thừa trên bề mặt của thép không gỉ) được đưa vào danh mục này.

Trong đó, rủi ro được đưa ra đối với mặt hàng này là né tránh thuế chống bán phá giá của Việt Nam bằng việc giả mạo, hợp thức hóa hồ sơ, khai báo sai xuất xứ so với thực tế là Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia và Malaysia.

Theo đó, mặt hàng trên khi nhập khẩu vào Việt Nam từ ngày 24-4 sẽ bị cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ.

Theo thông tin từ Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), sau khi Bộ Công Thương ban hành Quyết định 7896/QĐ-BCT ngày 5-9-2014 về việc áp dụng biện pháp chống bán phá (CBPG) đối với mặt hàng thép không gỉ từ bốn quốc gia và vùng lãnh thổ trên, trên thị trường đã xuất hiện tượng các doanh nghiệp giả mạo, khai báo sai xuất xứ hàng hóa để lẩn tránh thuế chống bán phá giá theo quyết định này.

Ngoài mặt hàng thép không gỉ cán nguội, có ba mặt hàng khác cũng nằm trong danh mục hàng hóa rủi ro về xuất xứ trong xuất nhập khẩu. Đó là thép hợp kim có chứa nguyên tố Bo (rủi ro né tránh yêu cầu nộp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ngay tại thời điểm đăng ký tờ khai đối với thép hợp kim có chứa nguyên tố Bo), với hình thức kiểm soát là tiến hành kiểm tra thực tế.

Mặt hàng khác là điện thoại di động, nhãn hiệu Q-mobile, xuất xứ Trung Quốc, có rủi ro là giả mạo C/O form E. Theo đó cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra sau thông quan với mặt hàng này.

Tiếp đến là gạch lát nền đã nung (xuất xứ Trung Quốc), với rủi ro là giả mạo xuất xứ Việt Nam. Biện pháp quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là kiểm tra thực tế.

Nguồn http://www.thesaigontimes.vn/129477/Se-kiem-tra-gat-gao-thep-khong-gi-can-nguoi-nhap-khau.html

Inox 201, Cuộn inox 201, Tấm inox 201, cuon inox 201, tam inox 201, gia cuon inox 201, gia tam inox 201

Inox 304, Cuộn inox 304, Tấm inox 304, cuon inox 304, tam inox 304, gia cuon inox 304, gia tam inox 304

Inox 316, Cuộn inox 316, Tấm inox 316, cuon inox 316, tam inox 316, gia cuon inox 316, gia tam inox 316

Inox 430, Cuộn inox 430, Tấm inox 430, cuon inox 430, tam inox 430, gia cuon inox 430, gia tam inox 430

Gia công inox 201, inox 304, inox 316, inox 430, tấm inox 201, tấm inox 304, tấm inox 316, tấm inox 430,
cuộn inox 201, cuộn inox 304, cuộn inox 316, cuộn inox 430