Author Archives: Inox Việt Anh

About Inox Việt Anh

Bán các loại Inox giá cả hợp lý Inox 201, tấm inox 201, cuộn inox 201 Inox 304, tấm inox 304, cuộn inox 304 Inox 316, tấm inox 316, cuộn inox 316 Inox 430, tấm inox 430, cuộn inox 430 Báo giá Inox 201, Báo giá tấm inox 201, Báo giá cuộn inox 201 Báo giá Inox 304, Báo giá tấm inox 304, Báo giá cuộn inox 304 Báo giá Inox 316, Báo giá tấm inox 316, Báo giá cuộn inox 316 Báo giá Inox 430, Báo giá tấm inox 430, Báo giá cuộn inox 430

inox gia tot

Formosa mở rộng đầu tư liên doanh thép ở Việt Nam

Formosa Hà Tĩnh dự kiến mở lò luyện thứ hai trong mùa hè năm nay. Việc mở rộng đầu tư sẽ giúp công ty tăng gấp đôi sản lượng thép thô trong bối cảnh khu vực còn nhu cầu rất lớn về thép.

inox gia tot
Ảnh nguồn: Internet

Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa (FHS – Formosa Hà Tĩnh) dự kiến mở lò luyện thứ hai trong mùa hè năm nay. Việc mở rộng đầu tư sẽ giúp công ty tăng gấp đôi sản lượng thép thô trong bối cảnh khu vực còn nhu cầu rất lớn về thép.

Formosa Hà Tĩnh đang vận hành lò luyện thép liên hợp đầu tiên tại trung tâm tỉnh Hà Tĩnh. Lò luyện này cho ra mẻ thép thô đầu tiên vào tháng 5/2017. Lò luyện thứ hai dự kiến sẽ giúp Formosa Hà Tĩnh tăng gấp đôi công suất hằng năm lên mức 7 triệu tấn.

Hiện tại, Tập đoàn Nhựa Formosa (gọi tắt là Tập đoàn Formosa) sở hữu lượng lớn cổ phần của công ty liên doanh Formosa Hà Tĩnh. Ngoài ra, công ty Thép JFE của Nhật Bản cũng nắm 5% cổ phần, điều này cho phép JFE được chia sẻ sản lượng với công ty Formosa Hà Tĩnh.

JFE có kế hoạch bán thép cuộn cán nóng do Formosa Hà Tĩnh sản xuất với thương hiệu riêng. Ngoài ra, JFE cũng cung cấp sản phẩm thép từ Formosa Hà Tĩnh cho các cơ sở chế biến của JFE tại Đông Nam Á.

Việt Nam là thị trường tiêu thụ thép lớn nhất khu vực, do dân số 93 triệu người đứng thứ ba trong khối ASEAN và nhu cầu xây dựng, đầu tư cho cơ sở hạ tầng đang tăng cao.

Năm 2008, Tập đoàn Formosa (Đài Loan, Trung Quốc) công bố việc rót vốn đầu tư dự án tại Khu kinh tế Vũng Áng thông qua việc thành một công ty con – Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa (FHS – Formosa Hà Tĩnh).

Đầu tháng 6/2016, cái tên Formosa được dư luận nhắc tới và vừa phải nhận trách nhiệm vì việc xả thải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khiến hải sản chết hàng loạt ở biển miền Trung.

Sau sự việc này, lãnh đạo Formosa đã phải công khai xin lỗi người dân Việt Nam và thực hiện bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân, bồi thường xử lý môi trường biển với số tiền 11.500 tỷ đồng (tương đương 500 triệu USD).

Nguồn tin: Cafef
Thu thập từ Internet

Tum hút mùi | Bàn inox | Chậu rửa inox | Giá kệ inox | Bếp gas công nghiệp inox | Tủ cơm công nghiệp inox | Thùng Lọc Mỡ | Các loại xe inox | Các loại khác | Giường bệnh nhân inox | Xe đẩy y tế inox | Tủ đầu giường inox | Tủ thuốc Inox | Bàn thao tác tế inox |
Chấn U V C | Cắt , gấp máng xối nước | Cắt , chấn tủ bếp, mặt bàn | Lốc tôn, lốc ống | Cắt bản mã, lập là | Hàn, đánh bóng | Gia công theo yêu cầu |

inox gia tot

Ngành thép có nhiều cửa sáng trong năm 2018

Ngoài việc phải đấu tranh với nạn hàng nhái, hàng giả, thị trường thép xây dựng Việt Nam còn chịu áp lực rất lớn từ những đối thủ ngoại. Tuy nhiên, với việc nhiều dự án bất động sản sẽ được triển khai trong năm 2018, cùng thị trường xây dựng đang phát triển, triển vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp thép nội vẫn lớn.
inox gia tot

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tổng năng lực sản xuất của ngành thép trong nước hiện vào khoảng 30 triệu tấn/năm. Cụ thể, ở mặt hàng phôi thép là 12 triệu tấn/năm, thép cán đạt 12 triệu tấn/năm, tôn mạ phủ màu là 5 triệu tấn/năm, thép ống 3 triệu tấn/năm. Với quy mô này, ngành thép Việt Nam được đánh giá đang đứng đầu các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, hiện ngành thép mới chỉ hoạt đông khoảng 50-60% công suất.

Dù mới hoạt động 50-60% công suất, nhưng theo VSA, so với nhu cầu thực tế của thị trường trong nước, nguồn cung đã vượt xa cầu. Ngoài ra, nếu so sánh giá với sản phẩm đến từ Trung Quốc, thì giá thép của Việt Nam vẫn cao hơn, nên ngành thép trong nước đang đối mặt với không ít khó khăn.

Bà Nguyễn Thị Dung, Chủ tịch HĐQT Tổ hợp công nghiệp xây dựng Nam Hải cho rằng, điều này phản ánh năng lực sản xuất và cạnh tranh kém của ngành thép trong “sân chơi” hội nhập.

“Thực tế, do năng lực tài chính hạn chế, nhiều doanh nghiệp chỉ đầu tư dây chuyền với quy mô nhỏ, công nghệ lò điện cũ, tiêu tốn nhiên liệu và chi phí cao, dẫn đến các sản phẩm không có tính cạnh tranh”, bà Dung chia sẻ.

Đánh giá về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Lê Hoa, Viện Năng suất Việt Nam chia sẻ, hiện quy mô, trình độ công nghệ của nhiều doanh nghiệp thép trong nước còn hạn chế, dẫn đến giá thành, chất lượng sản phẩm chưa thực sự cạnh tranh, hiệu suất sử dụng chưa đạt yêu cầu.

Bên cạnh sức ép về giá cả, các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước còn phải đối mặt với nạn hàng giả, hàng nhái hoành hành. Với cách thức làm giả ngày càng tinh vi, khả năng giống với hàng chính hãng lên đến 90%, người mua hàng khó có thể phát hiện đâu là thật, đâu là giả.

Với nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh mặt hàng này, anh Tuấn, chủ cửa hàng vật liệu xây dựng trên đường Đỗ Xuân Hợp (quận 9, TP.HCM) chia sẻ, vì lợi nhuận mặt hàng này đem lại là rất lớn, nên khả năng bị làm nhái cũng cao.

“Dù sản phẩm của các đơn vị thành viên của Tổng công ty Thép Việt Nam đều có thương hiệu, mẫu mác, biểu trưng, biểu tượng đặc thù trên mỗi cây, nhưng nếu nhìn bằng mắt thường và không có kinh nghiệm, thì khách hàng rất khó phân biệt hàng thật, hàng giả”, anh Tuấn nói.

Trên thực tế, tại các cửa hàng kinh doanh mặt hàng sắt, thép xây dựng vẫn luôn sẵn có song song 2 loại, bởi theo các chủ cửa hàng, không phải công trình nào cũng cần đến những loại thép chất lượng “siêu hạng”, tuổi thọ hàng thế kỷ và giá “cắt cổ”. Nhiều khách hàng chỉ quan tâm đến những sản phẩm có giá vừa túi tiền.

Theo VSA, để nâng cao tính cạnh tranh, đẩy lùi sức ép, các doanh nghiệp cần phải đổi mới công nghệ, phương thức quản lý nhằm tăng năng suất, hạ giá thành. Hiện nay, trình độ công nghệ của nhiều doanh nghiệp vẫn còn hạn chế nên giá thành, chất lượng sản phẩm chưa thực sự cạnh tranh, hiệu suất sử dụng chưa đạt yêu cầu.

“Để giải quyết tận gốc những bất cập của thị trường thép Việt Nam, các doanh nghiệp phải xuất phát từ việc nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm”, đại diện VSA nhấn mạnh.

Tuy nhiên, với bối cảnh kinh tế vĩ mô 2018 lạc quan, thị trường bất động sản và xây dựng dự báo sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới, cơ hội tăng trưởng cho các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam vẫn còn rộng mở, nếu doanh nghiệp tìm được hướng đi phù hợp.

Nguồn tin: ĐTCK
Thu thập từ Internet

Tum hút mùi | Bàn inox | Chậu rửa inox | Giá kệ inox | Bếp gas công nghiệp inox | Tủ cơm công nghiệp inox | Thùng Lọc Mỡ | Các loại xe inox | Các loại khác | Giường bệnh nhân inox | Xe đẩy y tế inox | Tủ đầu giường inox | Tủ thuốc Inox | Bàn thao tác tế inox |
Chấn U V C | Cắt , gấp máng xối nước | Cắt , chấn tủ bếp, mặt bàn | Lốc tôn, lốc ống | Cắt bản mã, lập là | Hàn, đánh bóng | Gia công theo yêu cầu |

inox gia tot

Tập trung nguồn lực xử lý tồn tại 2 dự án ngành thép

Trong năm 2018, Tổng công ty sẽ tập trung nguồn lực thực hiện xử lý 2 dự án của Công ty Khoáng sản luyện kim Việt Trung (VTM) và Gang thép Thái Nguyên (TISCO)– giai đoạn 2.

inox gia tot

Tập trung nguồn lực xử lý tồn tại 2 dự án ngành thép. Ảnh minh họa: TTXVN

Tại buổi Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2018 của Tổng công ty Thép Việt Nam ngày 19/1, ông Nguyễn Đình Phúc Tổng giám đốc Tổng công ty cho biết, trong năm 2018, Tổng công ty sẽ tập trung nguồn lực thực hiện xử lý 2 dự án của Công ty Khoáng sản luyện kim Việt Trung (VTM) và Gang thép Thái Nguyên (TISCO)– giai đoạn 2 theo Kế hoạch 4269/QĐ-BCĐDADNCT ngày 14/11/2017 của Ban Chỉ đạo và triển khai các dự án trọng điểm nhóm B nhằm nâng cao sản lượng thép cán dài và tôn mạ trong toàn hệ thống Tổng công ty.

Đồng thời, Tổng công ty tiếp tục chỉ đạo và hỗ trợ, phối hợp với đại diện vốn tại đơn vị Việt Trung và Gang thép Thái Nguyên triển khai kế hoạch hành động thực hiện Đề án của Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 29/9/2017; hoàn thành thoái vốn của Tổng công ty tại Công ty CP Gang thép Thái Nguyên từ 65% xuống còn 21,5% vốn điều lệ. Dự kiến trong Quý I/2018 sẽ hoàn thành.

Liên quan tới VTM và TISCO, ông Nguyễn Đình Phúc cũng kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành liên quan tạo điều kiện để Tổng công ty chỉ đạo và phối hợp với 2 đơn vị sớm hoàn thành giải quyết các tồn tại, vướng mắc liên quan của Dự án, đặc biệt là Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 – Công ty CP Gang thép Thái Nguyên.

Cũng trong năm nay, Tổng công ty sẽ tập trung đầu tư các dự án thực sự cần thiết, đầu tư chiều sâu trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở bảo đảm nguồn vốn; nghiên cứu đầu tư các dự án mới nhằm tăng công suất, tạo tiền đề cho sự phát triển của Tổng công ty trong tương lai.

Theo đánh giá của ông Phúc, trong năm 2017 vừa qua, việc giải quyết khó khăn, vướng mắc của Dự án giai đoạn 2 Gang thép Thái Nguyên và Dự án nhà máy gang thép Lào Cai của Công ty Khoáng sản Luyện kim Việt Trung chưa đạt tiến độ theo kế hoạch.

Ông Nguyễn Đình Phúc cho hay, đối với dự án giai đoạn 2 Gang thép Thái Nguyên, hiện nay Chủ đầu tư đã xây dựng kế hoạch hành động triển khai thực hiện Đề án của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 29/9/2017 và Quyết định số 4269/QĐ-BCĐDADNCT ngày 14/11/2017 của Ban chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương.

Việc đàm phán và giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc tranh chấp với nhà thầu Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc về hợp đồng EPC số 01 gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Do tranh chấp với nhà thầu nước ngoài là một nội dung phức tạp nên chủ đầu tư đã ký hợp đồng với công ty tư vấn luật để được hỗ trợ về pháp lý và Tổng công ty cũng đã có văn bản gửi Bộ Tư pháp để xin ý kiến trong việc giải quyết vấn đề này.

Đối với Dự án mỏ sắt Quý Sa và Dự án Nhà máy Gang thép Lào Cai của Công ty Khoáng sản Luyện kim Việt Trung, hiện nay đã hoàn thành đàm phán với đối tác liên doanh nước ngoài trong việc sửa đổi và ký kết chính thức Hợp đồng liên doanh, Điều lệ liên doanh và quy định đề cử chức danh Tổng giám đốc… Hiện đang trình Hội đồng quản trị Tổng công ty xem xét thông qua…

Ngoài ra, với các dự án đầu tư nhóm B của các đơn vị: Thép Miền Nam, Thép Tấm lá Phú Mỹ, Thép Nhà Bè, Thép Thủ Đức., tiến độ thẩm định và phê duyệt các dự án này còn chậm, nguyên nhân chủ yếu do khó khăn về nguồn vốn chủ sở hữu và thủ tục cấp chứng nhận đăng ký đầu tư dự án…

Báo cáo của Tổng công ty Thép cũng cho biết, trong năm qua, nhiều công ty đơn vị thành viên đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Tổng công ty giao và có mức lợi nhuận tăng trưởng khá cao so với năm trước.

Cụ thể, có 22/36 công ty hoàn thành và vượt mức kế hoạch. Tiêu biểu như Tấm lá Thống nhất đạt 352%, Khoáng sản Luyện kim Việt Trung lợi nhuận trước thuế 401 tỷ đồng, Kim khí Tp. Hồ Chí Minh 312,5%, ThỦ Đức 255%, Thép miền Nam 139,4%. Có 7/36 công ty có lãi nhưng không hoàn thành kế hoạch Tổng công ty giao.

Tuy nhiên, vẫn còn 7 công ty bị thua lỗ gồm: tư vấn MDC, Cơ điện luyện kim Thái Nguyên, Nasteelvina, Vinapipe, VNS-Daewoo, Thép Tân Thuận và Tân Thành Mỹ…/.

Nguồn tin: Bnews
Thu thập từ Internet

Tum hút mùi | Bàn inox | Chậu rửa inox | Giá kệ inox | Bếp gas công nghiệp inox | Tủ cơm công nghiệp inox | Thùng Lọc Mỡ | Các loại xe inox | Các loại khác | Giường bệnh nhân inox | Xe đẩy y tế inox | Tủ đầu giường inox | Tủ thuốc Inox | Bàn thao tác tế inox |
Chấn U V C | Cắt , gấp máng xối nước | Cắt , chấn tủ bếp, mặt bàn | Lốc tôn, lốc ống | Cắt bản mã, lập là | Hàn, đánh bóng | Gia công theo yêu cầu |

inox gia tot

Thép Việt gặp khó, quả đắng hay thuốc đắng giã tật?

Không loại trừ khả năng có một cuộc đối đầu pháp lý để phân định quyền vào thị trường Mỹ của sản phẩm thép cán nguội và thép tôn mạ từ VN.

Người Mỹ đã không nói chơi. Cảnh báo năm 2014 hướng tới những sản phẩm thép nhập khẩu từ 7 quốc gia Séc, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Ba Lan và Trung Quốc không chỉ thành hiện thực chỉ với các quốc gia này. Sự liên đới của Việt Nam tiếc thay lại là một sự tất yếu trong rất nhiều những điều không thể khác đang tồn tại. Người Mỹ với chiến lược bảo hộ mậu dịch, thay cho chiến lược toàn cầu hóa, sẽ khó có thể thay đổi, ít nhất trong vòng 3-5 năm tới.

Có quá muộn để ngồi bàn cãi về cách hành xử của những người có trách nhiệm với cảnh báo đỏ cho thép Việt, dù cảnh báo này đã được đưa ra 3 năm về trước?

Trên thực tế Việt Nam không có tên trong danh sách các nước bị điều tra, thế nhưng mối liên hệ chặt chẽ giữa các sản phẩm đóng mác “Made in Vietnam” với các dòng phân khúc nguyên liệu nhập từ Trung Quốc là một sự thật không gây tranh cãi. Chúng ta đã không đánh giá đúng mức thực tế này.

Thảm đỏ vẫn cứ chào đón doanh nghiệp đầu tư nước ngoài của Việt Nam một mặt giúp họ tận dụng chính sách ưu đãi, nguồn nhân công giá rẻ, mặt khác tạo điều kiện để họ hưởng thụ hiệu lực của các thỏa thuận thương mại tự do và tránh né các lệnh điều tra như trường hợp của thép Việt. Có thể thấy, người Mỹ không vô duyên vô cớ dựng lên rào chặn kỹ thuật như vậy.

inox gia tot
Đã phải tính tới khả năng kiện Mỹ áp đặt các biện pháp bảo hộ không phù hợp lên các
sản phẩm từ thép nhập vào thị trường Mỹ của Việt Nam. Ảnh minh họa

Đấu tranh pháp lý là lựa chọn buộc phải tính đến trong trường hợp thép Việt. Việc này không chỉ bảo vệ doanh nghiệp thép Việt đã xuất khẩu tôn mạ kẽm sản xuất từ thép cán nóng và cán nguội Trung Quốc kể từ 4/11/2016 khỏi phải nộp thay các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ khoản thuế tương đương 238,48% giá trị xuất khẩu nhằm giữ khách hàng và thị trường.

Nếu thành công, nó còn giúp doanh nghiệp Việt tránh một án lệ bất lợi, cản trở con đường đưa hàng sang Mỹ. Tất nhiên, không thể quên, gót chân Asin hàng hóa có nguồn gốc Trung Quốc không chỉ tồn tại ở ngành thép.

Nhưng nếu vụ kiện không thành công, viễn cảnh với sản phẩm thép xuất sang Mỹ và nhiều mặt hàng khác nữa có thể sẽ vấp phải nhiều rào cản kỹ thuật tương tự.

Vậy chúng ta có căn cứ gì để thắng cuộc? Theo một vị lãnh đạo của Hiệp hội Thép Việt Nam, một số doanh nghiệp Việt Nam đã đưa ra các bằng chứng cho thấy tôn mạ kẽm của Việt Nam có mức chuyển đổi lớn, khoảng 30-50% so với thép cán nóng của Trung Quốc. Đây là tỷ lệ phù hợp với quy định của WTO và thông lệ quốc tế.

Ngoài ra, Hiệp định Chống bán phá giá, Chống trợ cấp, Hiệp định về nguồn gốc xuất xứ và Báo cáo của Ban công tác Việt Nam khi gia nhập WTO không có điều khoản nào cho phép Hoa Kỳ sử dụng giá trị thay thế của nước thứ 3 trong điều tra chống lẩn tránh thuế. Trong khi, để áp đặt cáo buộc này với sản phẩm thép từ Việt Nam, Mỹ đã sử dụng giá trị thay thế của Indonesia.

Những lý lẽ tưởng chừng rất hợp lý này có thể sẽ vấp phải một trở ngại rất lớn. Để đưa ra quyết định áp thuế chống phá giá và chống trợ cấp, Bộ Thương mại Mỹ đồng ý với nhận định của các hãng sản xuất trong nước Mỹ, rằng 90% giá trị số thép này là đến từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, hiện Mỹ vẫn chưa có quy định cụ thể về hàm lượng giá trị gia tăng cho các loại thép xuất khẩu vào nước này. Điều này khiến cho việc xác định tỷ lệ phần trăm giá trị sản xuất hay gia công thép thuộc về Trung Quốc hay Việt Nam gần như phụ thuộc hoàn toàn vào người Mỹ.

Trong tình thế này, đưa vụ việc ra WTO có vẻ như là một lựa chọn hợp lý và sáng suốt. Đặc biệt, năm 2011, Việt Nam cũng từng được WTO xử thắng trong vụ kiện Mỹ áp thuế chống phá giá lên mặt hàng tôm đông lạnh. Nhưng không thể quên rằng, dù đồng ý với phán quyết của WTO, Mỹ vẫn liên tục trì hoãn, không thực thi phán quyết.

Ngày 17/1/2013, Việt Nam đề nghị thành lập Ban hội thẩm trong khuôn khổ DSB để yêu cầu Mỹ thực thi phán quyết. Hơn ba năm sau, Mỹ và Việt Nam mới ký được thỏa thuận giải quyết vụ tranh chấp. Vậy là sau 8 năm kiên trì theo đuổi, Việt Nam mới giành được chiến thắng.

Cần lưu ý, sản phẩm thép muốn thắng kiện sẽ trắc trở hơn rất nhiều. Về mặt chủ quan, thực tế rõ ràng là Việt Nam đã nhập thép cán nóng của Trung Quốc về để gia công, tạo ra các sản phẩm trong diện bị áp thuế nói trên. Về mặt khách quan, nước Mỹ thời Tổng thống Donald Trump đã khác trước.

Vì lợi ích của nước Mỹ, họ thậm chí có thể phủ nhận cả thực thể đưa ra những phán quyết bất lợi cho xứ cờ hoa. Ông chủ Nhà Trắng đã quy trách nhiệm cho “các chính quyền tiền nhiệm” đã để thâm hụt thương mại với Trung Quốc “vượt ngoài tầm kiểm soát”. Nghĩa là họ sẽ không chấp nhận thêm nữa gánh nặng thâm hụt đi đường vòng nhờ việc xuất khẩu từ nước thứ ba.

Có thể thấy, nếu kiện lên WTO, khả năng thắng kiện chỉ là một cánh cửa hẹp. Kể cả với kịch bản lạc quan nhất, có thể đoán trước, doanh nghiệp Việt “chưa được vạ thì má đã sưng”. Nhưng cũng không thể không hành động.

Do đó, trước hết, cần xác định kim chỉ nam cho mọi quyết sách. Bởi lẽ, dù doanh nghiệp đạt được mức chuyển đổi tới 30-50% giá trị thì phần giá trị chiếm ưu thế còn lại vẫn thuộc về nguồn thép nhập khẩu, chính là các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc. Chưa kể, thép của doanh nghiệp FDI đang chiếm bao nhiêu % thị phần xuất khẩu sang Mỹ?

Bảo vệ ngành thép Việt có đồng nghĩa với bảo vệ doanh nghiệp Việt? Những câu hỏi nhức nhối này cần phải được giải đáp công khai minh bạch, trước khi đưa ra bất cứ quyết sách nào.

Mặt khác, khi chỉ chăm chăm lo thiệt hại bởi tâm lý e ngại các cuộc điều tra lẩn tránh thuế khác đối với các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam sử dụng nguyên liệu thép cán nóng được nhập khẩu từ các nước khác, ngành sản xuất này vẫn chăm chăm “chọn dễ bỏ khó”, tiếp tục phát triển ngành thép trên xương sống nguyên liệu nhập khẩu từ các nước khác, mà chủ yếu là Trung Quốc.

Cứ mãi duy trì tư duy này, có thể tin rằng, rủi ro cho xuất khẩu thép Việt Nam ngày càng cao.

Giải pháp cho sự phát triển bền vững và ổn định xem ra cũng không quá xa vời. Còn nhớ, trước khi chỉ tập trung đào khoáng sản thô để xuất khẩu đổ đồng giá rẻ sang Trung Quốc, chúng ta đã từng có ngành luyện kim, từng làm được từ A tới Z những máy công cụ cho sản xuất nông nghiệp.

Vấn đề căn bản nhất nằm ở giá thành sản phẩm và đây thực sự là điểm yếu rất khó khắc phục của Việt Nam.

Dù đi lại con đường cũ cũng có nghĩa là phải chấp nhận đối diện với sự tụt hậu của chính mình, nhưng nếu không nhìn thẳng vào sự thật, chúng ta sẽ mãi an phận gia công, xuất khẩu hộ các nước khác.

Quả thật, trái đắng vừa qua có thể trở thành ‘thuốc đắng giã tật’ không chỉ với thép Việt mà còn với nhiều ngành sản xuất đang phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc.

Nguồn tin: Đất việt

Thu thập từ Internet

Tum hút mùi | Bàn inox | Chậu rửa inox | Giá kệ inox | Bếp gas công nghiệp inox | Tủ cơm công nghiệp inox | Thùng Lọc Mỡ | Các loại xe inox | Các loại khác | Giường bệnh nhân inox | Xe đẩy y tế inox | Tủ đầu giường inox | Tủ thuốc Inox | Bàn thao tác tế inox |
Chấn U V C | Cắt , gấp máng xối nước | Cắt , chấn tủ bếp, mặt bàn | Lốc tôn, lốc ống | Cắt bản mã, lập là | Hàn, đánh bóng | Gia công theo yêu cầu |

inox gia tot

Dự án thép tỷ đô Cà Ná bỏ ngỏ: Dục tốc bất đạt?

Từ hai chỉ vàng đến dự án 10 tỷ đô

Khởi nghiệp từ một cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng với số vốn hai chỉ vàng, anh tài xế Lê Phước Vũ sau hơn 20 năm đã trở thành Chủ tịch tập đoàn Hoa Sen có vốn điều lệ 3.500 tỷ đồng, luôn nằm trong top những tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Năm 2016, Lê Phước Vũ gây chấn động giới đầu tư sau khi công bố kế hoạch thực hiện Tổ hợp Dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận có tổng mức đầu tư 10,6 tỷ USD – tương ứng khoảng 230.000 tỷ đồng.

Thời điểm đó, kế hoạch của tập đoàn Hoa Sen đã thu hút sự quan tâm không chỉ của cổ đông công ty mà còn của các Bộ ban ngành liên quan, đặc biệt là phản ứng trái chiều của dư luận – ngay tại thời điểm sự cố môi trường Formosa còn nóng rẫy trên khắp các mặt báo.

Còn nhớ tại đại hội đồng cổ đông bất thường 2016, ông Lê Phước Vũ đã dành ra 30 phút để thuyết trình trước đại hội về những lý do cần thiết để đầu tư dự án ngay thời điểm này. Ông Vũ nhấn mạnh hai vấn đề quan trọng nhất là nguồn vốn đầu tư và rủi ro tác hại đến môi trường khi dự án đi vào vận hành.

inox gia tot
Dự án Tổ hợp gang thép Hoa Sen Cà Ná bị tạm dừng từ tháng 4/2017.
Ảnh nguồn: Internet

Ngoài những lợi thế sẵn có của vùng biển Cà Ná – Ninh Thuận như thời tiết thuận lợi, hầu như không có bão lớn, vị trí đặt dự án còn được tính toán sẽ đem lại hiệu quả kinh tế ngay khi đầu tư. “Cà Ná không có sông nước ngọt nên không tạo bồi lắng, do vậy chúng ta chỉ tốn chi phí đầu tư vận hành một lần mà không đầu tư cho nạo vét. Chúng ta phải xác định được thị trường trọng điểm khi có sản phẩm, nếu so sánh lợi thế cạnh tranh thì không nơi nào bằng ở đây. Nếu nghĩ trước mắt Dung Quất là số 1, nhưng nhìn 5 năm tới phải gọi tên Cà Ná”, ông Vũ nói.

Về môi trường, ông Vũ cho hay, Hoa Sen là người đi sau nên học được những kinh nghiệm nhiều từ các dự án trước. Ông này cho rằng, mặc dù được áp dụng công nghệ tối tân nhất nhưng cũng phải tính toán đến trường hợp xấu nhất, không phải một năm mà cả 100 năm tới. “Sau sự việc Formosa xảy ra làm ai cũng sợ và ví đây là dự án thứ hai của Formosa. Trên thế giới nhiều nước còn có cả hàng trăm tổ hợp dự án nhà máy thép nằm ngay lòng thành phố. Với dự án của Hoa Sen, chúng ta đi theo một hướng khác và đặt yếu tố bảo vệ môi trường lên hàng đầu”, ông Vũ trình bày.

Thời điểm đó, trả lời câu hỏi nếu dự án thép Cà Ná để xảy ra sự cố thì Bộ trưởng có dám thực hiện cam kết từ chức, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định: “Bộ Công Thương sẵn sàng chịu trách nhiệm với đúng thẩm quyền nếu hệ lụy xảy ra và có phần nào thuộc trách nhiệm Bộ trưởng thì tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm. Nhưng tôi phải nhấn mạnh rằng nếu xảy ra những hệ lụy tiêu cực với Cà Ná thì việc xem xét từ chức của Bộ trưởng bộ Công Thương cũng quá nhỏ bé so với những thiệt hại gây ra cho đất nước, nhân dân và xã hội. Nhiệm vụ của Bộ trưởng là phải đảm bảo không để xảy ra bất kỳ thiệt hại và hệ lụy nào”.

Tuy vậy, đến ngày 17/4/2017, sau hơn nửa năm dự án được công bố, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chính thức, tạm dừng việc đề xuất dự án Hoa Sen Cà Ná. Theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ, đây là dự án công nghiệp nặng luyện cán thép, được đề xuất sau sự cố nhà máy thép Formosa nên rất nhạy cảm, vì vậy bước nghiên cứu đề xuất chủ trương đầu tư cần làm kỹ các nội dung trên như ở mức nghiên cứu khả thi dự án.

Sau khi nghiên cứu kỹ, làm rõ ba vấn đề: Nhu cầu thép trong nước, đánh giá vấn đề môi trường và tổng vốn đầu tư tổng thể dự án, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Ninh Thuận phối hợp các cơ quan liên quan hoàn thiện lại, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét theo quy định.

Theo thông tin mới nhất được ông Lê Phước Vũ chia sẻ tại ĐHĐCĐ ngày 16/1 vừa qua, hiện công ty vẫn đang triển khai xúc tiến, hoàn thiện, chuẩn bị các thủ tục pháp lý cần thiết để đăng ký đầu tư dự án. Đồng thời tiếp tục làm việc với các đơn vị tư vấn có uy tín để lựa chọn giải pháp công nghệ và máy móc thiết bị phù hợp cho việc triển khai. “Cà Ná là dự án lớn, cơ quan Nhà nước cấp phép khi nào thì ta làm khi đó”, ông Vũ nói.

Đuối sức?

Năm 2017 được coi là một năm không mấy thành công đối với tập đoàn Hoa Sen của đại gia Lê Phước Vũ. Ngoài tin buồn dự án hơn 10 tỷ USD được kỳ vọng sẽ đưa Hoa Sen trở thành tập đoàn hàng đầu về thép khu vực ASEAN bị tạm dừng, tình hình kinh doanh của Hoa Sen cũng bị giảm sút.

Trong niên độ tài chính 2016-2017 (từ ngày 1/10/2016 đến 30/9/2017), tập đoàn Hoa Sen đã hoàn thành và vượt kế hoạch về sản lượng tiêu thụ và doanh thu thuần, đồng thời đạt mức tăng trưởng cao so với niên độ tài chính trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 1.332 tỷ đồng, chỉ hoàn thành 81% kế hoạch và giảm 11% so với năm trước đó.

Năm 2017 được coi là một năm không mấy thành công đối với tập đoàn Hoa Sen của đại gia Lê Phước Vũ.

Lý giải về kết quả kinh doanh giảm sút, ông Trần Ngọc Chu – Tổng giám đốc tập đoàn cho hay, hoạt động xuất khẩu trong năm 2017 gặp phải nhiều bất lợi khi các thị trường tiêu thụ lớn thực thi nhiều chính sách, động thái bảo hộ sản xuất nội địa, phòng vệ thương mại, thiết lập các rào cản phi thuế quan… Diễn biến trên trái chiều so với xu hướng tăng trưởng nóng của Hoa Sen nhiều năm trở lại đây.

Theo báo cáo phân tích của công ty Chứng khoán FPTS, trong hơn một thập kỷ qua, lợi nhuận sau thuế của tập đoàn Hoa Sen tăng trưởng từ 18 tỷ đồng (niên độ tài chính 2003-2004) lên mức 1.800 tỷ đồng trong NĐTC 2015 – 2016, sau đó rớt mạnh xuống 1.332 tỷ đồng trong NĐTC 2016 – 2017.

Trong năm tới, Hoa Sen đặt kế hoạch đặt mục tiêu sản lượng tiêu thụ tăng trưởng 15% đạt 1,9 triệu tấn thép, doanh thu thuần tăng trưởng 15% lên mức 30.000 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế hợp nhất chỉ tăng trưởng 1%- đạt 3.851 tỷ đồng. Trả lời chất vấn của cổ đông tại sao lợi nhuận bị chững lại, ông Chu trần tình: “Thị trường tôn thép năm 2018 dự báo đối diện với áp lực cạnh tranh lớn khi doanh nghiệp trong ngành gia tăng sản xuất và sự đánh chiếm thị phần của doanh nghiệp ngoài ngành”.

Ngoài ra, nguồn cung thép năm 2018 đang rất lớn, thị trường xuất khẩu cũng khó khăn do đó HSG chỉ đưa ra kế hoạch lãi ròng thận trọng. Kế hoạch lợi nhuận 2018 được xây dựng trên mức biên lợi nhuận gộp còn khoảng 17% so với mức cao của các năm trước.

Những chủ nợ nghìn tỷ

Tính đến cuối tháng 9/2017, tổng dư nợ phải trả của tập đoàn Hoa Sen là 11.720 tỷ đồng – tương đương nửa tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, vay nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn hơn 7.600 tỷ đồng, dẫn đến chi phí tài chính, nhất là chi phí lãi vay tăng theo tỷ lệ thuận, chiếm 317,5 tỷ đồng trong cả NĐTC 2016 – 2017 (chỉ tiêu này trong NĐTC 2015 – 2016 chỉ là 163 tỷ đồng). Hiện Hoa Sen đang vay nợ hàng nghìn tỷ đồng cả bằng VND và USD tại các ngân hàng như Vietinbank chi nhánh Bình Dương, Vietcombank chi nhánh Nam Bình Dương. Đáng chú ý, ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cho Hoa Sen vay tín chấp, không có tài sản đảm bảo 356 tỷ đồng, Vietcombank cho vay tín chấp gần 340 tỷ đồng…

Nguồn tin: Người đưa tin

Thu thập từ Internet

Tum hút mùi | Bàn inox | Chậu rửa inox | Giá kệ inox | Bếp gas công nghiệp inox | Tủ cơm công nghiệp inox | Thùng Lọc Mỡ | Các loại xe inox | Các loại khác | Giường bệnh nhân inox | Xe đẩy y tế inox | Tủ đầu giường inox | Tủ thuốc Inox | Bàn thao tác tế inox |
Chấn U V C | Cắt , gấp máng xối nước | Cắt , chấn tủ bếp, mặt bàn | Lốc tôn, lốc ống | Cắt bản mã, lập là | Hàn, đánh bóng | Gia công theo yêu cầu |

inox gia tot

Thép Việt tính kiện Mỹ ra WTO: Cực chẳng đã…

Theo chuyên gia, Mỹ không quan tâm đến mức độ giá trị gia tăng trong sản phẩm của Việt Nam là bao nhiêu, họ chỉ truy xuất nguồn gốc nguyên liệu.

Liên quan đến vụ điều tra chống lẩn tránh thuế đối với thép tôn mạ và thép cán nguội của Việt Nam do Mỹ khởi xướng, chuyên gia ngành luyện kim – GS.TSKH Phạm Phố, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM cho rằng đó là việc cực chẳng đã.

PV: – Cuối năm 2017, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa ra quyết định sơ bộ trong vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với thép các-bon chống ăn mòn (thường được gọi là tôn mạ) và thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam. Theo đó, Bộ Thương mại Mỹ sơ bộ khẳng định việc lẩn tránh thuế đối với hai sản phẩm này là có thật, cụ thể là từ Trung Quốc qua Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ.

Nếu quyết định này được giữ nguyên, các doanh nghiệp thép Việt Nam đã xuất khẩu tôn mạ kẽm sản xuất từ thép cán nóng và cán nguội Trung Quốc kể từ 4/11/2016 sẽ phải nộp thay các nhà nhập khẩu Mỹ một khoản thuế rất lớn tương đương 238,48% giá trị xuất khẩu, nếu muốn giữ khách hàng và thị trường.

Thưa ông, ông có bất ngờ trước quyết định này không? Ông đánh giá như thế nào về cách phản ứng của phía quản lý và doanh nghiệp Việt, từ khi có những thông tin bất lợi này?

GS.TSKH Phạm Phố: – Tôi không bất ngờ, bởi tình trạng doanh nghiệp Việt Nam mua nguyên liệu thép Trung Quốc về để gia công thành phẩm trong đó có tôn mạ và thép cán nguội đã diễn ra từ lâu.

Trung Quốc sản xuất 100 đến 150 triệu tấn thép mỗi năm, tương đương một nửa số thép toàn cầu, nhiều hơn sản lượng thép của cả Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản cộng lại, nên đương nhiên Trung Quốc có lợi thế giá rẻ để cạnh tranh trên thị trường. Đây cũng là nguyên nhân khiến Mỹ áp thuế chống phá giá và trợ giá đối với mặt hàng thép sản xuất tại Trung Quốc xuất sang Mỹ.

Trước đây, Trung Quốc đã xuất khẩu sang Việt Nam các sản phẩm thép có yếu tố “hợp kim” để hưởng thuế nhập khẩu 0% thay vì mức 5 – 10% (tùy loại). Theo đó, trong quá trình sản xuất, họ bỏ vào sản phẩm nguyên tố boron (nguyên tố Bo) hoặc crom để có tên là thép hợp kim nhằm hưởng thuế suất nhập khẩu 0%, nhưng thực tế toàn bộ loại thép này khi nhập khẩu về Việt Nam đều dùng để xây dựng. Sản phẩm này rẻ hơn so với thép xây dựng có thương hiệu trong nước và nghiêm trọng hơn, có những sản phẩm bị ăn gian về nguyên phụ liệu như giảm bớt độ dày của sản phẩm, trộn tạp chất, khiến cho chất lượng thép bị giảm.

inox gia tot
Hiệp hội Thép Việt Nam đề nghị kiện Mỹ ra WTO
Ảnh nguồn: Internet

Việt Nam cũng đã có bài học tương tự với mặt hàng nhôm. Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam nhập nhôm Trung Quốc về, sau đó xuất sang Mỹ, và Mỹ đã điều tra để ngăn chặn.

Nếu sản phẩm tôn mạ và thép cán nguội được sản xuất từ nguyên liệu của Việt Nam, do Việt Nam sản xuất là chủ yếu, thì hoàn toàn không có vấn đề gì khi xuất sang Mỹ.

Hiệp hội Thép Việt Nam muốn Mỹ thay đổi quyết định áp thuế và trong trường hợp Mỹ không thay đổi quyết định, Hiệp hội kiến nghị kiện Mỹ ra WTO, đó là một cách để bảo vệ doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam, là đúng chức năng của Hiệp hội Thép Việt Nam.

PV: – Hiệp hội Thép Việt Nam đã tuyên bố, trong trường hợp xấu nhất, Hiệp hội sẽ kiến nghị Chính phủ khởi kiện Mỹ ra Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.

Căn cứ được đưa ra là tôn mạ kẽm của Việt Nam có mức chuyển đổi lớn (khoảng 30-50%) so với thép cán nóng của Trung Quốc, phù hợp với quy định trong Hiệp định của WTO và thông lệ quốc tế, cũng như phù hợp với cách hành xử của Mỹ với Argentina. Ngoài ra, Hiệp định Chống bán phá giá, Chống trợ cấp, Hiệp định về nguồn gốc xuất xứ và Báo cáo của Ban công tác Việt Nam khi gia nhập WTO không có điều khoản nào cho phép Hoa Kỳ sử dụng giá trị thay thế của nước thứ 3 trong điều tra chống lẩn tránh thuế.

Theo ông, những căn cứ nói trên có giúp doanh nghiệp Việt thắng nếu đưa vụ kiện ra WTO không? Việt Nam phải lường trước những khó khăn nào khi theo đuổi vụ kiện này?

GS.TSKH Phạm Phố: – Tôi cho rằng Mỹ không quan tâm đến mức độ giá trị gia tăng trong sản phẩm của Việt Nam là bao nhiêu, họ chỉ truy xuất nguồn gốc nguyên liệu. Không chỉ thép mà tất cả các sản phẩm, hàng hóa khác của tất cả các nước xuất khẩu vào Mỹ đều phải báo cáo rõ nguồn gốc, xuất xứ. Có lẽ Hiệp hội Thép Việt Nam dựa vào điểm này soi chiếu với WTO để cố gắng bảo vệ sản phẩm thép xuất sang Mỹ.

PV: – Hiệp hội Thép Việt Nam cũng cảnh báo, nếu thép cán nguội và tôn mạ kẽm của Việt Nam bị áp mức thuế tự vệ, đây sẽ là tiền lệ xấu cho các sản phẩm Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Đây có phải là lúc chúng ta cần cân nhắc về chiến lược ham dễ bỏ khó, không đầu tư vào ngành luyện kim, chỉ bán quặng thô rồi lại nhập phôi thép từ Trung Quốc về gia công hay không? Có còn nhiều cơ hội để chúng ta thay đổi không, xin ông phân tích cụ thể?

GS.TSKH Phạm Phố: – Đúng như vậy!

Ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp sản xuất được thép cán nóng, còn thép cán nguội thì khó hơn một chút. Tuy nhiên, giá thành sản xuất trong nước cao hơn của Trung Quốc. Trung Quốc thừa thép và họ bị cáo buộc bán phá giá các kim loại thừa cung của họ trên thị trường khác. Doanh nghiệp Việt chỉ cần mua hàng của Trung Quốc đã lãi 25% giá thành so với việc mua hàng sản xuất trong nước, thậm chí nhiều khi con số này lên tới 30-40%. Chính vì thế, không ngạc nhiên khi doanh nghiệp Việt nhập thép nguyên liệu từ Trung Quốc về rồi chỉ cán nguội, mạ thêm một phần, sau đó xuất khẩu.

Ở Việt Nam, ngành luyện kim và cơ khí không được chú trọng đầu tư dù đây là những ngành công nghiệp chủ đạo, đó là do phương án đầu tư, chiến lược phát triển chưa hợp lý.

Như ngành luyện kim, trước đây Nhà nước độc quyền, để mua được thép rất khó. Nhưng sau này doanh nghiệp tư nhân phát triển, tham gia vào sản xuất thép và đến nay tư nhân sản xuất thép còn lớn hơn doanh nghiệp nhà nước. Có thể kể đến những tên tuổi như Tập đoàn Hòa Phát, hay Công ty Thép Việt… Trong khi đó, xét về phía doanh nghiệp nhà nước sản xuất thép, có khu liên hợp Gang thép Thái Nguyên lớn nhất thì đã lụn bại.

Tương tự, trong ngành cơ khí, doanh nghiệp tư nhân cũng đầu tư những dây chuyền hiện đại hơn cả doanh nghiệp nhà nước. Việt Nam muốn phát triển công nghiệp ô tô nhưng lại không phát triển ngành cơ khí. Chúng ta kêu gọi doanh nghiệp sản xuất ô tô nước ngoài vào đầu tư, đặt ra yêu cầu phải nâng cao tỷ lệ nội địa hóa lên 60% (năm 2010) nhưng ngành cơ khí không đủ khả năng sản xuất các phụ tùng, ngay cả cái đinh vít, xích, ổ bi… cũng phải nhập. Đó là do chiến lược đầu tư không đúng ngay từ đầu. Doanh nghiệp muốn làm cái dễ, xuất khẩu hàng dễ là đúng, nhưng đã là công nghiệp chủ đạo thì phải đầu tư dù khó đến đâu.

Như ở nước Mỹ, Tổng thống Donald Trump muốn đưa công việc về cho người Mỹ, nhưng không phải các chính phủ trước sai lầm không đưa về, mà họ tập trung vào công nghiệp cơ khí, dầu mỏ, năng lượng, vũ khí, còn những cái nhỏ nhặt, nhất là hàng tiêu dùng, công nghiệp nhẹ thì đưa ra nước ngoài để tận dụng nguồn lao động rẻ mạt của các nước khác.

Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để thay đổi. Nhà nước hãy mở cửa để các doanh nghiệp tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài phát triển công nghiệp cơ khí, công nghiệp luyện kim. Việc Nhà nước cần làm là tạo môi trường đầu tư thông thoáng, lành mạnh và thuận lợi để nhà đầu tư có thể yên tâm sản xuất.

PV: – Thời gian vừa qua, không chỉ có thép cán nguội và tôn mạ kẽm Việt Nam gặp trắc trở khi sang thị trường Mỹ. Liệu có khả năng những biện pháp nói trên không thuần túy chỉ nhằm vào mục tiêu thương mại hay không? Nếu vậy, thực chất các biện pháp của Mỹ nhằm vào sản phẩm thép cán nguội và tôn mạ kẽm của Việt Nam nhằm mục đích gì khác?

GS.TSKH Phạm Phố: – Đối với mặt hàng thép của Việt Nam, Mỹ nhắm vào mục tiêu thương mại là một phần, mục tiêu chính họ nhằm vào là Trung Quốc. Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung gia tăng đáng kể trong năm 2017, đặc biệt là trong lĩnh vực thép. Do đó bất kỳ nước thứ ba nào, nơi Trung Quốc chuyển hàng hóa sang để từ đó xuất khẩu sang Mỹ cũng sẽ bị Mỹ xử lý nghiêm.

Đã đến lúc các doanh nghiệp Việt phải xem lại cách làm của mình. Trước mắt, doanh nghiệp trong nước có thể ứng phó bằng cách nhập nguyên liệu từ nước khác mà Mỹ không áp thuế chống bán phá giá mà có giá khá rẻ như Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ. Ngoài ra, Việt Nam cũng chủ động được phần nào thép nguyên liệu. Sản lượng thép cán nóng của Việt Nam thời gian tới sẽ tăng lên, đặc biệt là nhà máy thép Formosa (Hà Tĩnh) đã đi vào sản xuất cung cấp số lượng lớn cho thị trường.

PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi, trưởng khoa Kinh tế, Đại học Nông Lâm TP.HCM:

Việc doanh nghiệp Việt Nam nhập thép nguyên liệu từ Trung Quốc rồi chỉ cán nguội, mạ thêm một phần, sau đó xuất khẩu sang Mỹ cũng tương tự như cách làm tạm nhập tái xuất.

Xét về phía Việt Nam thì doanh nghiệp được lợi và có hiệu quả, nhưng phía đối tác nhập khẩu có chấp nhận hay không lại là chuyện khác và chúng ta cần phải tính toán lại.

Nếu công đoạn gia công của Việt Nam rất ít rồi xuất khẩu để né thuế thì cần phải xem lại vấn đề này một cách nghiêm túc. Đối với kinh doanh quốc tế bắt buộc phải tôn trọng luật lệ một cách nghiêm ngặt.

Về nguồn thép nguyên liệu, trong nước đã cung cấp được, như Formosa cung cấp số lượng lớn, nhưng chi phí đắt đỏ hơn nguyên liệu nhập từ Trung Quốc. Chính vì thế, doanh nghiệp nhập từ Trung Quốc vì ham rẻ.

Nhưng phải nói rằng ham rẻ thì ai cũng ham, doanh nghiệp phải làm sao để tối đa hóa lợi nhuận và để được như vậy thì có hai cách: một là tăng doanh thu, hai là giảm chi phí.

Nếu giảm chi phí mà doanh thu không bị ảnh hưởng, giảm chi phí bằng cách tìm nguồn nguyên liệu giá rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra thì cần khuyến khích.

Bài toán còn lại là tại sao doanh nghiệp trong nước sản xuất thép lại đắt hơn nhập khẩu? Đó là vấn đề, là thách thức buộc ngành thép cũng như tất cả các ngành khác phải thay đổi.

Nguồn tin: Đất việt

Thu thập từ Internet

Tum hút mùi | Bàn inox | Chậu rửa inox | Giá kệ inox | Bếp gas công nghiệp inox | Tủ cơm công nghiệp inox | Thùng Lọc Mỡ | Các loại xe inox | Các loại khác | Giường bệnh nhân inox | Xe đẩy y tế inox | Tủ đầu giường inox | Tủ thuốc Inox | Bàn thao tác tế inox |
Chấn U V C | Cắt , gấp máng xối nước | Cắt , chấn tủ bếp, mặt bàn | Lốc tôn, lốc ống | Cắt bản mã, lập là | Hàn, đánh bóng | Gia công theo yêu cầu |

inox gia tot

Ngành thép trước áp lực cạnh tranh

Để đảm bảo cho các doanh nghiệp thép trong nước không gặp khó khi chịu áp lực cạnh tranh từ thép nhập khẩu, Bộ Công thương cho biết, sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại theo đúng quy định của WTO và các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết. Đặc biệt, trong năm 2018, Bộ Công thương sẽ đưa ra các giải pháp nhằm nhanh chóng ngăn chặn việc sản phẩm thép cuộn sử dụng trong xây dựng đang bị gian lận dưới dạng thép khác để trốn thuế.

inox gia tot
Năm 2018 giá sắt thép được dự báo tiếp tục tăng.
Ảnh nguồn: Internet

Theo Bộ Công thương, do nhu cầu xây dựng nhà xưởng, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đăng ký trong thời gian qua nên khả năng trong năm tới nhập khẩu thép sẽ gia tăng. Tuy vậy, Bộ này khẳng định, sẽ luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp hợp lý để bảo vệ ngành thép trước áp lực cạnh tranh của thép nhập khẩu.

Dự báo gia tăng nhập khẩu thép

Theo Bộ Công thương, kinh tế thế giới năm 2018 được dự báo sẽ tiếp tục phục hồi, do đó mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới. Bên cạnh đó, các dự án lớn trong các các ngành điện tử – viễn thông, công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến, chế tạo được đầu tư trong thời gian qua sẽ bước vào khâu sản xuất, xuất khẩu hứa hẹn tạo ra nhiều nguồn hàng. Cùng với việc gia tăng xuất khẩu, Bộ này cũng cho hay, khả năng nhập khẩu máy móc thiết bị, sắt thép được dự báo tiếp tục tăng do nhu cầu xây dựng nhà xưởng, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đăng ký trong thời gian qua.

Theo thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản xuất thép các thành viên hiệp hội năm 2017 đạt mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ, đạt 21,062 triệu tấn, tăng 24,3% so với năm 2016. Bán hàng thép các loại đạt gần 18 triệu tấn, tăng 20,7% so với năm trước. Mặc dù sản xuất thép tăng nhưng nhu cầu thép phục vụ cho các ngành công nghiệp vẫn cao, do đó, chúng ta vẫn phải nhập khẩu một lượng không nhỏ và chủ yếu nhập từ thị trường Trung Quốc. Trong năm 2017, chúng ta đã nhập hơn 6,5 triệu tấn thép từ thị trường này, dù đã giảm tới 33% về lượng nhưng chỉ giảm 5% về trị giá. Tỷ trọng thép nhập khẩu từ quốc gia này chiếm tới gần 47% tổng lượng thép thành phẩm nhập khẩu của Việt Nam.

Trong khi đó, xuất khẩu thép của Việt Nam trong năm 2017 đạt hơn 4,3 triệu tấn, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 3 tỷ USD, tăng 33% về lượng và tăng 56% về giá trị. Hiện ASEAN vẫn là thị trường xuất khẩu chính, với lượng xuất khẩu hơn 2,4 triệu tấn, chiếm tới 58,6% tổng lượng thép thành phẩm xuất khẩu. Đáng chú ý, năm 2017, xuất khẩu thép xây dựng đạt hơn 1 triệu tấn, tăng 62% so với cùng kỳ. Từ nước nhập khẩu phôi thép gần 2 triệu tấn vào năm 2015, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 300.000 tấn phôi trong năm 2017.

Áp lực cạnh tranh lớn

Để đảm bảo cho các doanh nghiệp (DN) thép trong nước không gặp khó khi chịu áp lực cạnh tranh từ thép nhập khẩu, Bộ Công thương cho biết, sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại theo đúng quy định của WTO và các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết để bảo vệ ngành thép Việt Nam trước áp lực cạnh tranh của sản phẩm thép nhập khẩu. Đặc biệt, trong năm 2018, Bộ Công thương sẽ đưa ra các giải pháp nhằm nhanh chóng ngăn chặn việc sản phẩm thép cuộn sử dụng trong xây dựng đang bị gian lận dưới dạng thép khác để trốn thuế.

Cùng với đó, Bộ Công thương sẽ chỉ đạo các DN chủ động hơn nữa theo dõi sát thông tin thị trường trong và ngoài nước để có kế hoạch kinh doanh phù hợp. Tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm, giảm tồn kho, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động; cân đối đủ nguyên liệu, vật tư cho sản xuất; đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu.

Thời gian qua, không chỉ gặp khó trước áp lực thép nhập khẩu ồ ạt vào thị trường trong nước, các DN ngành thép còn gặp khó khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ. Bởi vậy, để tiếp tục hỗ trợ quyền lợi chính đáng của DN và giúp DN thép trong nước phát triển, phù hợp với các quy định tại các Hiệp định thương mại tự do và Hiệp định có liên quan của WTO. Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép cho hay, trong năm 2018, Hiệp hội sẽ tiếp tục đẩy mạnh và phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công thương) và các DN để theo dõi diễn biến các vụ việc liên quan đến phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép. Hiệp hội Thép cũng khuyến nghị các DN sản xuất thép Việt Nam giữ vững đạo đức kinh doanh và văn hóa DN, tích cực phối hợp khi được thẩm tra.

Nguồn tin: Đại đoàn kết

Thu thập từ Internet

Tum hút mùi | Bàn inox | Chậu rửa inox | Giá kệ inox | Bếp gas công nghiệp inox | Tủ cơm công nghiệp inox | Thùng Lọc Mỡ | Các loại xe inox | Các loại khác | Giường bệnh nhân inox | Xe đẩy y tế inox | Tủ đầu giường inox | Tủ thuốc Inox | Bàn thao tác tế inox |
Chấn U V C | Cắt , gấp máng xối nước | Cắt , chấn tủ bếp, mặt bàn | Lốc tôn, lốc ống | Cắt bản mã, lập là | Hàn, đánh bóng | Gia công theo yêu cầu |

inox gia tot

Hòa Phát tăng mạnh sản lượng thép chất lượng cao cho rút dây

Sản lượng dòng sản phẩm này đã tăng 5,6 lần so với năm 2016, với 266.000 tấn.

Trong tổng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng năm 2017, thép cuộn chất lượng cao cho rút dây, thép làm lõi que hàn có mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất.

Với 266.000 tấn, sản lượng dòng sản phẩm này đã tăng 5,6 lần so với 2016.

Như tin đã đưa, Hòa Phát đạt sản lượng sản xuất và bán hàng 2,2 triệu tấn thép xây dựng, tăng 20% so với năm trước. Thị phần thép Hòa Phát nhờ đó tăng từ 22.2% cuối năm 2016 lên xấp xỉ 24%.

inox gia tot
Ảnh nguồn: Internet

Về xuất khẩu, Hòa Phát đã xuất hơn 162.000 tấn thép thanh, thép cuộn tới các thị trường như Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản, Malayxia, Campuchia,…Sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng mạnh tới các thị trường khó tính cho thấy khả năng cạnh tranh cao của Thép Hòa Phát.

Mặt hàng thép cuộn chất lượng cao dùng cho rút dây với các mác thép SAE1006, SAE1008… đang được thị trường trong và ngoài nước đón nhận rất tích cực. Trong 266.000 tấn sản lượng thép chất lượng cao kể trên, Hòa Phát đã xuất khẩu 94.000 tấn và còn lại phục vụ các đơn vị rút dây thép, làm lõi que hàn trong nước.

Theo lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát, sản lượng thép đạt được trong năm qua đã vượt công suất thiết kế tạo nguồn cung dồi dào cho bán hàng. Đặc biệt, Hòa Phát đã tăng cường sản xuất sản phẩm thép cuộn chất lượng cao phục vụ cho sản xuất rút dây thép, góp phần từng bước thay thế hàng nhập khẩu.

Trong năm 2018, thép Hòa Phát sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc sản xuất thép cuộn cho rút dây để cung ứng cho thị trường.

Nguồn tin: Infonet
Thu thập từ Internet

Tum hút mùi | Bàn inox | Chậu rửa inox | Giá kệ inox | Bếp gas công nghiệp inox | Tủ cơm công nghiệp inox | Thùng Lọc Mỡ | Các loại xe inox | Các loại khác | Giường bệnh nhân inox | Xe đẩy y tế inox | Tủ đầu giường inox | Tủ thuốc Inox | Bàn thao tác tế inox |
Chấn U V C | Cắt , gấp máng xối nước | Cắt , chấn tủ bếp, mặt bàn | Lốc tôn, lốc ống | Cắt bản mã, lập là | Hàn, đánh bóng | Gia công theo yêu cầu |

inox duc thinh

Thép Trung Quốc chiếm gần 47% tổng lượng thép thành phẩm nhập khẩu của Việt Nam

Hiện Việt Nam nhập khẩu thép chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, với lượng nhập khẩu hơn 6,5 triệu tấn thép, dù đã giảm tới 33% về lượng nhưng chỉ giảm 5% về trị giá.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép năm 2017 của các doanh nghiệp thành viên đạt tăng trưởng khá so với năm 2016, đáp ứng nhu cầu thép trong nước và xuất khẩu.

Cụ thể, sản xuất thép các thành viên Hiệp hội trong năm 2017 vừa qua đạt 21,062 triệu tấn, tăng 24,3% so với năm 2016. Lượng thép các loại bán ra đạt gần 18 triệu tấn, tăng 20,7% so với năm trước.
inox gia tot

Hiện Việt Nam nhập khẩu thép chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, với lượng nhập khẩu hơn 6,5 triệu tấn năm 2017. Ảnh: Báo Giao thông

Nhập khẩu thép các loại của Việt Nam năm 2017 cũng rất khả quan, khi giảm gần 14% so với cùng kỳ 2016. Tính đến hết tháng 30/11/2017, nhập khẩu thép các loại đạt hơn 18,2 triệu tấn, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 9,63 tỷ USD, giảm 14% về lượng, nhưng vẫn tăng 15% về giá trị.

Hiện tỷ trọng thép nhập khẩu từ quốc gia này chiếm tới gần 47% tổng lượng thép thành phẩm nhập khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, xuất khẩu thép của Việt Nam trong năm 2017 đạt hơn 4,3 triệu tấn, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 3 tỷ USD, tăng 33% về lượng và tăng 56% về giá trị.

Được biết, tháng 12/2017, Mỹ công bố áp mức thuế lên tới 265% đối với thép sản xuất tại Việt Nam làm bằng nguyên liệu từ Trung Quốc. Đây là một trong những động thái thương mại cứng rắn của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm bảo vệ hàng hoá và thị trường Mỹ, trong đó phần lớn nhắm đến hàng hóa xuất xứ Trung Quốc.

Nguồn tin: Đời sống pháp luật
Thu thập từ Internet

Tum hút mùi | Bàn inox | Chậu rửa inox | Giá kệ inox | Bếp gas công nghiệp inox | Tủ cơm công nghiệp inox | Thùng Lọc Mỡ | Các loại xe inox | Các loại khác | Giường bệnh nhân inox | Xe đẩy y tế inox | Tủ đầu giường inox | Tủ thuốc Inox | Bàn thao tác tế inox |
Chấn U V C | Cắt , gấp máng xối nước | Cắt , chấn tủ bếp, mặt bàn | Lốc tôn, lốc ống | Cắt bản mã, lập là | Hàn, đánh bóng | Gia công theo yêu cầu |

inox gia tot

Năm 2017 nhập khẩu sắt thép tăng cả về lượng và trị giá

Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu sắt thép về Việt Nam trong tháng cuối năm 2017 USD giảm 6,9% về lượng và giảm 5% về trị giá so với tháng 11/2017, đạt 1,11 triệu tấn, trị giá 751,52 triệu USD. Tính chung trong cả năm 2017 lượng sắt thép nhập khẩu tăng 18,2% so với năm 2016, đạt 14,99 triệu tấn, trị giá tăng 12%, đạt trên 9,01 tỷ USD.
Giá sắt thép nhập khẩu trung bình trong tháng 12/2017 đạt 679,7 USD/tấn (tăng 2% so với tháng 11/2017 và tăng mạnh 33,6% so với tháng 12/2016). Tính chung trong cả năm 2017, giá nhập khẩu đạt trung bình khoảng 601,4 USD/tấn, tăng 36,9% so với năm 2016.

Trung Quốc – thị trường hàng đầu cung cấp các loại sắt thép nhập khẩu cho Việt Nam. Năm 2017, giá sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh 41,8%, đạt mức trung bình 587,6 USD/tấn. Lượng sắt thép nhập khẩu từ thị trường này đạt 6,97 triệu tấn, trị giá 4,1 tỷ USD, chiếm 46,5% trong tổng lượng sắt thép nhập khẩu của cả nước và chiếm 45,4% trong tổng kim ngạch, giảm 35,4% về lượng và giảm 8,5% về trị giá so với năm 2016.

Sắt thép nhập khẩu từ Nhật Bản chiếm 15% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu sát thép của cả nước, đạt 2,27 triệu tấn, trị giá 1,39 tỷ USD, giảm 13,5% về lượng nhưng tăng 17,2% về trị giá so với năm trước đó. Giá nhập khẩu đạt mức trung bình 611,2 USD/tấn, tăng 35,5%.

Hàn Quốc – thị trường lớn thứ 3 cung cấp sắt thép nhập khẩu cho Việt Nam. Năm 2017 nhập 1,71 triệu tấn sắt thép từ thị trường này, giảm 5,3% so với năm 2016, trị giá 1,22 tỷ USD, tăng 20,5%. Sắt thép nhập từ Hàn Quốc chiếm 11,4% trong tổng lượng sắt thép nhập khẩu của cả nước và chiếm 13,5% trong tổng kim ngạch. Giá nhập khẩu từ thị trường này đạt 713,2 USD/tấn, tăng 27,2% so với năm trước đó.

inox gia tot

Trong năm 2017, Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu sắt thép từ thị trường Brazil, tăng gấp 18 lần về lượng so với năm 2016, đạt 335.991 tấn và tăng gấp 21 lần về trị giá, đạt 168,29 triệu USD. Lượng sắt thép nhập khẩu còn tăng rất mạnh từ Ấn Độ, Anh, Italia, Indonesia và Đan Mạch, với mức tăng tương ứng 499,7%, 123%, 99,5%, 64% và 84% so với năm 2016 .
Nguồn tin: Vinanet
Thu thập từ Internet

Tum hút mùi | Bàn inox | Chậu rửa inox | Giá kệ inox | Bếp gas công nghiệp inox | Tủ cơm công nghiệp inox | Thùng Lọc Mỡ | Các loại xe inox | Các loại khác | Giường bệnh nhân inox | Xe đẩy y tế inox | Tủ đầu giường inox | Tủ thuốc Inox | Bàn thao tác tế inox |
Chấn U V C | Cắt , gấp máng xối nước | Cắt , chấn tủ bếp, mặt bàn | Lốc tôn, lốc ống | Cắt bản mã, lập là | Hàn, đánh bóng | Gia công theo yêu cầu |